Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Mạch nạp USBASP AVR Progammer

Mấy bữa nay rảnh rỗi nên quyết định làm lại mạch nạp USBASP. Trước đây mình đã làm mạch này rồi nhưng làm trên test board nhìn không đẹp và gọn. Mình quyết định làm lại mạch này vì những lý do sau:
  •  Linh kiện ít, dễ kiếm.
  • Chi phí thấp.
  • Mạch đơn giản, dễ làm.
  • Có rất nhiều layout có sẵn trên internet (làm biếng vẽ mạch).
  • Mạch nạp khá nhanh, ổn định, có thể fusebit cho avr.
  • Tương thích Windowsxp cho tới Windows8. (trước đây mình cũng mua một mạch nạp AVRISPmkII của TME nhưng sau đó chuyển qua xài windows7 thì không sử dụng được).
Bắt tay vào làm thôi. Các công việc phải làm như sau:
1.     Tìm schema – layout
File schema, firmware, driver... các bạn muốn làm thì download file này nhé: usbasp
Trong mạch sử dụng 2 con zener 3,6v tại 2 đường D+ và D-. Nếu cắm vào máy tính mà máy tính không nhận thiết bị (USB not recognized) thì thay bằng 2 con zener 3,3v nhé. Mình cũng sử dụng 2 con zener 3,3v.
  • Lên google tìm xem có layout nào gọn, đẹp không thì tìm thấy layout này. Layout rất gọn, đẹp, không cần dùng dây USB mà cắm trực tiếp vào máy tính (tiết kiệm được sợi dây USB 15k), và thật may mắn mạch được layout bằng phần mềm eagle mà máy tính của mình lại có sẵn nên bắt tay làm liền thôi.
2.     Làm mạch in
  • Layout của mạch này dùng mạch in 2 lớp L. Nhưng thôi kệ làm luôn (vì nó vừa gọn, vừa đẹp nên mình thích). Quyết định làm mạch này nên phải chạy lên Nhựt Tảo tìm mạch in 2 lớp. Đã vậy mình quyết định làm bằng mạch in sợi thủy tinh 2 lớp luôn cho nó pro J. Lên Nhựt Tảo tìm được chỗ bán nhưng bán miếng khá to giá 85k/miếng L.
  • Layout mạch này đường mạch khá nhỏ chắc khó dùng công nghệ ủi được. Thôi thì làm bằng phương pháp mực in cảm quang vậy. Kết quả sau cả buổi quét – phơi – rửa thì được như thế này. Định phủ xanh nữa nhình cho pro nhưng mệt quá nên phủ nhựa thông thôi.
Kết quả nè:

3.     Tìm linh kiện
  • Có board rồi sưu tầm linh kiện thôi, thế là lại phải chạy lên Nhựt Tảo nữa L. Đi một vòng mua được những thứ này:
  • ATMega8
  • USB connector USB-A type Male Righ Angle
  • 10-PIN Male Box Header
  •  DIP Swich 3 Slide type
  • Thạch anh 12MHz
  • Tụ, trở…
  • Tổng cộng đống này hết 55k cộng thêm cát board mình ước chừng 10k nữa vậy tổng cộng cho mạch này là 65k. À mà quên mất không mua cái dây cắm vào 10 pin connector làm dây ISP. Thôi kệ mua sau. Với 65k mà được 1 mạch nạp cho AVR chạy nhanh, ổn định cũng được đấy chứ không uổng công chút nào.
4.     Nạp chương trình cho con ATMega8 mới mua
  • Có đầy đủ đồ rồi, công việt tiếp theo là nạp chương trình cho con ATMega8 mới mua (firmware nằm trong file zip các bạn download theo link bên trên và Fusebit cho nó chạy thạch anh ngoài.
  • Đến công đoạn hàn linh kiện vào mạch (mình ghét nhất công đoạn này). Sau khi hàn xong thì nó như thế này đây (nhìn cũng được đấy chứ).
5.     Test mạch
  • Cắm mạch vào máy tính, máy tính nhận ra phần cứng mới là USBASP. 
Thành công rồi. Máy tính đòi driver
Chọn thu mục chứa driver trong file đã download.
Thiết bị đã được windows nhận.

6.     Nạp thử xem sao

  • Mình dùng chương trình Khazama avr programmer có thể download nó ở đây: khazama.
  • Khazama avr programmer là chương trình miễn phí, tốc độ nạp rất cao, hỗ trợ Fusebit dễ sử dụng, giao diện dễ dùng và quan trọng là có hỗ trợ mạch nạp USBASP. Kết quả nạp thử cho con atmega8 là chương trình chạy rất nhanh.
7.     Nhận xét
  • Mạch nạp khá nhanh, ổn định xứng đáng với công sức và 65k để có 1 công cụ học tập, nghiên cứu.